XEM DA GA ONLINE TRUC TUYEN

Lễ hội chọi gà và những văn hóa đẹp

Chọi gà (theo cách gọi Bắc) hay đá gà (theo cách gọi miền Nam ) đã trở thành thú vui dân gian từ nhiều thế kỷ. Vì vậy, chọi gà không chỉ là một mục trong trò chơi ngày hội, mà còn là một thú vui chơi thông thường của nhiều người ở đô thị cũng như nông thôn.
Trước cách mạng tháng 8-1945, nhiều “trường gà” đã được thiết lập ở khắp nơi, thu hút đông đảo khách có máu mê ăn thua cờ bạc. Sách vở xưa cũng từng bàn về chọi gà và gà chọi. Từ thế kỷ thứ 13, Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn, trong bài hịch tướng sĩ cũng đã từng cảnh tỉnh những ai đắm mình vào thú vui này trong lúc “quốc gia hữu sự”:”Cựa gà sắc khôn đâm giáp giặc”…Ðể có được con gà chọi hay đòi hỏi người phải có công phu và kinh nghiệm, từ việc chọn giống gà, gây giống, xem tướng gà, nuôi dưỡng, luyện tập v.v… Câu ngạn ngữ “Gà tại nó, chó tại ta ” ý là gà trước hết phải là gà giống, rồi mới đến kết quả công rèn luyện. Hoặc “chó giống cha, gà giống mẹ” …
Ở miền Bắc, có những địa phương cung cấp giống gà nổi tiếng như Ðình Bảng, Yên Phụ (Bắc Ninh), Thổ Hà (Bắc Giang), Tây Phương (Hà Tây), Nghĩa Đô, Nghi Tàm (Hà Nội). Ở Nam bộ có gà Cao Lãnh (Ðồng Tháp), Bà Ðiểm (TPHồ Chí Minh), Bà Rịa…
Chọi gà là thú vị dân gian có sức thu hút đông đảo quần chúng rất nhanh, còn việc chăm sóc, chọn lọc, nuôi dưỡng huấn luyện gà thì lại thuộc về một tầng lớp người có có điều kiện. Trong chiều sâu tâm tưởng của nhiều người, trò chơi chọi gà có thể vừa mang tính giải trí, vừa là một hình thức nuôi dưỡng tinh thần thượng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng đã từng tồn tại trong một thời gian khá dài trong các hội làng xưa
Từ thú chơi
Chọi gà (hay còn gọi đá gà), một thú chơi dân gian được phổ biến ở khắp cả 3 miền và được nhiều người yêu thích. Dân chơi gà chọi miền Bắc không ai không biết đến các sới gà lâu đời nổi tiếng như Đình Bảng, Thổ Hà (Bắc Ninh), Tây Phương, Nghĩa Đô, Nghi Tàm (Hà Nội)… Có thể nói chọi gà là một nghề chơi rất công phu bởi nó đòi hỏi người chơi ngoài đam mê còn phải có thời gian, sự kiên nhẫn để chăm sóc “chiến kê” của mình từ lúc nhỏ cho tới khi có thể giao chiến được.
Ông Phan Phúc Tử (Đông Anh, Hà Nội), một người đã có thâm niên trong giới chơi gà cho hay, chọn được con gà tốt, nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách thì cũng coi như không. Chọn được gà ưng ý, có chế độ chăm sóc đặc biệt, rồi các “chiến kê” còn phải trải qua quá trình luyện tập với những bước kỹ thuật chỉ có người trong giới mới hiểu. Nào là “chạy hơi” cho gà bằng cách dùng bao da bịt mỏ, quấn chân gà. Công việc này cứ làm 10 ngày 1 lần để luyện cho gà “có hơi có sức”. Nào là “om chườm” cho ngấu.
Cứ tuần một lần, người chơi thường lấy lá tre, rượu, vỏ cây gạo, ngải cứu, nghệ đun lẫn. Sau khi nước sôi, để ấm rồi dùng khăn mặt thấm nước ấy, chườm đắp vào cơ thể gà để cho gà rắn rỏi và da có độ lỳ. Nào là “vần” cho “rạn đòn”. Sau 10 tháng kể từ khi nở, chủ gà đã cho gà thi đấu giao hữu bằng cách cho “vần” (đánh tập) ở sới nhà. Đây là cách giúp gà tích lũy thêm kinh nghiệm trận mạc và cũng là cách để chọn ra chú gà chiến xuất sắc nhất đem đi thi đấu. Nào là “quần sương” để cho gà vận động. Nào là thủ tục “dấm cẳng”, ngâm 2 chân gà trong hỗn dịch nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân trước ngày thi đấu… Và đến ngày đưa “chiến binh” của mình ra sới thì còn biết bao nhiêu câu chuyện nữa. Mới chỉ nêu qua vài công đoạn “chăm sóc” chiến binh mà đã thấy mướt mồ hôi hột. Thế mới hay, vì sao trò chơi chọi gà lại được người ta đam mê đến mức bỏ cửa bỏ nhà, bỏ vợ bỏ con để theo mấy anh gà chọi mặt đỏ tía tai.
Share on Google Plus

About Đá gà trực tuyến

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét