XEM DA GA ONLINE TRUC TUYEN

Nhận diện gà theo ngũ hành và kinh nghiệm quý trong cách chọn gà

Có nhiều tranh cãi và ngộ nhận về việc so sánh "khập khiễng" khi chọn màu hợp cách giữa màu lông ở trên thân mình gà và màu vảy ở quản gà. Câu hỏi thường được dân chơi gà chọi đặt ra là "Thế nào mới là hợp cách?". Những người mới tập tễnh chơi gà chọi thì lại càng rối trí hơn về các tên gọi màu sắc lông khác nhau giữa gà đòn và gà cựa, giữa các địa phương gọi tên màu lông khác nhau. Do đó nếu xem lại trong Văn chương truyền khẩu chúng ta có một số câu ca dao đúng và một số câu ca dao sai do hiểu lầm hay không dựa trên cơ sở của Ngũ Hành mà ra. 

>> xem thêm trên trang cá cược đá gà 
Thí dụ:
"Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua.
Gà trắng chân chì mua chi thứ ấy"
Câu ca dao trên hoàn toàn đúng vì dựa vào căn bản của Ngũ Hành.

Còn trong thí dụ dưới:
"Xám chân vàng cả làng mất váy"
Câu này tuy không hoàn toàn sai nhưng màu lông gà Xám được nhận xét 1 cách phổ quát tức là bao gồm cả Xám khô, Xám hồng (trong Nam gọi là Xám Điều hay Xám son), Xám sắt. Sự nhận xét này không dựa vào căn bản Ngũ Hành một cách xác thực mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của một vài cá nhân, sự kiện xảy ra nên không có tính thuyết phục.

Bài viết tham khảo này hy vọng làm sáng tỏ phần nào cách phối trí giữa màu lông và màu chân gà để định nghĩa cho sự hợp cách trong môn chơi gà chọi. Theo định nghĩa thông thường ta có 5 sắc lông : Ô, Xám, Điều (Tía), Nhạn và Vàng (gà Cú và và Chuối cũng được xếp trong hạng này). Ngày nay khi xét đến sắc lông rất có nhiều phức tạp do những màu sắc mới được pha cản và cho ra những cái tên như Khét, Sữa, Bướm,vv... Do đó làm thế nào để xác định cho đúng màu lông của con gà để định vị trong Ngũ Hành cho nó ?

>> cập nhật trên trang đá gà online 
II. Phân định màu lông theo Ngũ Hành.
Muốn phân định màu lông 1 cách chính xác chúng ta phải nhìn vào lông mã và lông bờm cổ của gà để xác định chứ không dựa trên lông ở thân hay đuôi gà. Đó chỉ là màu lông phụ để gọi cho dễ nhận diện con gà mà thôi. Thí dụ con gà có lông ức, lông đùi, lông cánh, lông đuôi màu đen nhưng lông mã và lông bờm cổ màu đỏ thì ta gọi là con gà Ô Tía hay Tía chứ không gọi nó là gà Ô được. Tuy chữ Ô đọc trước chữ Tía nhưng Ô không phải là màu lông chính mà là lông Tía là màu chủ đạo để định màu trong Ngũ hành.

1. Gà Ô - mạng Thuỷ - đây là con gà có lông mã và bờm cổ màu đen, bất luận là mã kim hay mã tre hay mã lại. Con gà Ô hợp cách theo thứ tự các màu vảy sau đây: màu trắng, kế đến là đen và sau cùng là màu xanh hay màu chì (màu chì còn được gọi là màu da đá do màu đen pha với trắng hay xanh mà ra).

>> tin mới trên trang đá gà trực tuyến 
Những màu sau đây được xem là không hợp cách : đó là màu mây ráng đỏ do màu chân vàng pha màu đỏ bên trên vảy như màu mây. Thứ đến là màu chân vàng.


Ô Mã lại hợp cách chân đen.

2. Gà Xám - mạng Mộc - đây là con gà có lông mã và bờm cổ có màu xám khô, xám bẩn hay xám mã lại. Con gà Xám có màu lông này sẽ hợp các màu chân sau đây: màu chân đen, màu chân xanh, chì và sau cùng là màu chân vàng mây có pha ráng đỏ.

Những màu chân sau đây được xem là không hợp cách : đó là màu chân vàng và màu chân trắng. Trong câu ca dao ở trên "Xám chân vàng cả làng mất váy" ý muốn nói đến Xám tuyền mạng mộc. Còn những màu lông xám khác như Xám hồng hay Xám son thì màu chân vàng lại được xem là hợp cách vì màu lông chủ đạo của xám hồng là màu đỏ (tía) chứ không là xám nữa nên sự hợp cách thay đổi theo Ngũ Hành, vì trong trường hợp này lông Xám chỉ là tên gọi để nhận diện mà thôi. Riêng màu lông Xám sắt tức là gà Xám có lông mã và lông bờm cổ màu đen. Nếu lông mã và bờm cổ chỉ pha lẫn ít lông đen thì được gọi là Xám bẩn. Gà Xám bẩn chính là mạng Mộc nên rất kỵ màu chân trắng. Nhưng nếu gà Xám có mã và bờm cổ đen hoàn toàn thì đây là Xám Sắt chinh hiệu hay gọi cho đúng màu lông là Xám Ô thì chân trằng lại đúng mạng và hợp cách. (phần này để giải thích cho câu hỏi của bạn HoaSontay ở phần dưới)
Share on Google Plus

About Đá gà trực tuyến

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét